VN

Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Đau Lợi Hàm Trên

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Nguyên nhân dẫn đến đau lợi hàm trên
2. Những ảnh hưởng của đau lợi hàm trên
3. Cách giảm đau lợi hàm trên tại nhà
4. Điều trị đau lợi hàm trên tại nha khoa

dau-loi-ham-tren

Đau lợi hàm trên có thể là do nhiễm trùng hoặc đây là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng khác. Nếu cơn đau kéo dài gây khó chịu, có thể áp dụng một số cách giảm đau đơn giản ngay tại nhà, tuy nhiên sau đó vẫn cần đến nha khoa để được tư vấn và khắc phục triệt để tình trạng này. 

1. Nguyên nhân dẫn đến đau lợi hàm trên

dau-loi-ham-tren

Tình trạng đau lợi hàm trên diễn ra thường do các nguyên nhân sau: 

  1.1. Lợi bị tổn thương

Lợi bị tổn thương có thể là do tác động quá mạnh của bàn chải lông cứng trong thời gian dài hoặc do thao tác chải răng không đúng cách. Lúc này, vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập và tấn công gây sưng nướu khiến cơn đau kéo dài.

  1.2. Viêm nướu răng

Viêm nướu răng xảy ra khi khoang miệng bị vi khuẩn có hại tấn công khiến mô nướu bị tổn thương. Không chỉ gây đau nhức, viêm nướu còn làm lợi bị sưng, chân răng bị chảy máu và ê buốt. Nếu để lâu không điều trị sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu khiến triệu chứng đau nhức, chảy máu kéo dài và tệ nhất có thể khiến tủy răng bị hư.

  1.3. Đau lợi hàm trên trong cùng do mọc răng khôn

dau-loi-ham-tren-trong-cung

Tùy theo xu hướng răng khôn mọc thẳng, mọc lệch hay mọc ngầm ở hàm trên hoặc hàm dưới sẽ có cảm giác đau khác nhau. Thông thường, tình trạng đau đớn do mọc răng khôn xuất hiện ở cùng lợi trong cùng và đau nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

  1.4. Cao răng

Nếu răng miệng không được vệ sinh đúng cách mỗi ngày thì lâu dần ở vị trí chân răng sẽ tích tụ các mảng bám. Các mảng bám này tồn tại lâu trong môi trường khoang miệng sẽ bị vôi hóa thành cao răng

  1.5. Mang thai


Lượng hormone thay đổi trong quá trình mang thai có thể làm tăng lượng máu tới lợi, khiến nướu bị viêm và gây ra đau nhức hàm trên.

  1.6. Nướu bị nhiễm trùng

Một số bệnh lý do nhiễm trùng như Herpes miệng, nấm miệng, tưa lưỡi hay áp xe răng cũng có thể gây đau lợi hàm trên.

2. Những ảnh hưởng của đau lợi hàm trên


Đau lợi hàm trên có thể gây ra những ảnh hưởng sau:

  2.1. Ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai

Khi lợi bị đau, người bệnh sẽ không thể cắn xé, nhai nghiền thức ăn hiệu quả như bình thường. Do đó, tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm, cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, không đủ sức đề kháng để chống lại các bệnh lý khác.

  2.2. Gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng

Cơn đau nhức, khó chịu sẽ làm việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vùng lợi bị đau nếu không được vệ sinh thật kỹ sẽ khiến vi khuẩn bị tồn đọng, từ đó phần nướu, lưỡi và cả khoang miệng dễ dàng bị tấn công, viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn còn là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi, gây cản trở việc giao tiếp mỗi ngày.

3. Cách giảm đau lợi hàm trên tại nhà


Có thể làm giảm bớt những cơn đau ngay tại nhà chỉ với những cách đơn giản sau:

  3.1. Dùng nước muối

Muối từ lâu đã được biết đến với khả năng diệt khuẩn cao, chính vì vậy, muối là giải pháp giúp giảm đau hiệu quả. Chỉ cần hòa tan một lượng muối vừa đủ cùng với một cốc nước ấm, súc miệng với hỗn hợp này trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ bỏ là có thể giúp lợi bớt sưng và đau.

  3.2. Dùng lô hội


Có thể dùng gel của lô hội (nha đam) bôi trực tiếp vào phần nướu bị sưng để cải thiện các triệu chứng đau nhức vì loại thực phẩm này có tính sát trùng, kháng khuẩn khá cao. 

  3.3. Dùng bã trà

Trong trà xanh có chứa chất Tanin giúp giảm sưng đau, ngừa viêm nhiễm rất hiệu quả. Có thể dùng bã trà đắp trực tiếp lên phần nướu bị đau, giữ khoảng 10 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Nên thực hiện 3-4 lần/ 1 tuần để đạt kết quả tốt nhất. 

  3.4. Dùng mật ong


Mật ong là nguyên liệu tự nhiên chứa các hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, giảm đau và hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Thực hiện giảm đau với mật ong bằng cách thoa nguyên liệu này vào vị trí nướu bị sưng, sau khoảng 15 phút rồi súc miệng bằng nước sạch. Thực hiện 2-3 lần/ 1 tuần sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt. 

4. Điều trị đau lợi hàm trên tại nha khoa


Đau lợi hàm trên nếu muốn điều trị triệt để vẫn cần phải đến nha khoa, tùy theo từng tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong các giải pháp sau: 

  4.1. Lấy cao răng

Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ đi những mảng bám tích tụ vi khuẩn có khả năng tấn công đến vùng lợi. Từ đó ngăn chặn cảm giác đau đớn kéo dài do vùng lợi bị tổn thương nghiêm trọng. Kể cả trường hợp không bị đau lợi thì khách hàng vẫn nên tiến hành lấy cao răng tại nha khoa mỗi 6 tháng 1 lần để ngăn ngừa một số bệnh lý về răng miệng.

  4.2. Nhổ răng khôn


Nếu đau lợi hàm trên là do răng khôn gây ra thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ổ viêm và nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Răng khôn thường mọc khá phức tạp khiến việc nhổ răng cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm của bác sĩ. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn tối đa khi thực hiện phương pháp này, cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. 

  4.3. Điều trị viêm lợi hàm trên tại nha khoa

Đối với trường hợp đau lợi hàm trên do viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm và thuốc kháng sinh đường ống để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu bệnh viêm nha chu, áp xe răng đã tiến triển thành dạng có mủ thì sẽ phải thực hiện một số thủ thuật nha khoa khác như làm sạch ổ mủ, ghép vạt lợi, ghép xương hàm,...

Vậy trường hợp đau lợi hàm trên là do nhiều nguyên nhân gây ra khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số cách đơn giản để giảm đau hiệu quả tại nhà và sau đó tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm tình trạng này.