VN

Chi phí nhổ răng khôn giá bao nhiêu? Bảng giá tại BIK Dental

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Răng khôn có thật sự khôn?
2. Vì sao cần nhổ răng khôn?
3. Nhổ răng khôn có đau không?
4. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
5. Chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu hiện nay?
6. Quy trình nhổ răng khôn chuẩn y khoa
7. Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn
8. Bảng giá nhổ răng khôn tại nha khoa quốc tế BIK

Khi mọc răng khôn bạn sẽ gặp các triệu chứng sau: sưng nướu, đau nhức, mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy, khi gặp tình trạng đau răng khôn, hầu hết chúng ta đều tìm đến nha sĩ với mong muốn giải quyết tình trạng trên. Tuy nhiên, giá nhổ răng khôn ngày nay không hề rẻ. Đồng thời, nếu bác sĩ nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật, không đảm bảo quy trình chuẩn y khoa sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu?

1. Răng khôn có thật sự khôn?

Cái tên răng khôn bắt nguồn từ thời gian chúng xuất hiện. Răng khôn tồn tại ở vị trí trong cùng của hàm răng và được mọc khi chúng ta đã trưởng thành nên chúng được gọi là răng khôn.

Tuy nhiên, việc răng khôn mọc vào lúc chúng ta trưởng thành, xương hàm đã hình thành hoàn chỉnh và cứng chắc. Khi răng khôn mọc, xương hàm không còn đủ chỗ trống, dẫn đến tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch… làm cho bạn có cảm giác đau nhức, khó chịu tại vùng nướu.

2. Vì sao cần nhổ răng khôn?

vi-sao-can-nho-rang-khon

Bạn đã biết vì sao cần nhổ răng khôn và trường hợp nào răng khôn cần được nhổ chưa?

2.1 Vì sao cần nhổ răng khôn?

Như đã nêu trên, răng khôn là chiếc răng cuối cùng được mọc trong cung hàm của chúng ta, khi răng khôn mọc do không còn đủ khoảng trống nên chúng thường nằm dưới mô nướu.

Răng khôn không thể mọc lên khỏi mô nướu, chỉ mọc một phần hoặc mọc lệch nên chúng thường gây đau nhức và khó chịu. Răng khôn đau sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, thần kinh căng thẳng… tác động xấu đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Một vấn đề hết sức quan trọng nữa là răng khôn nằm ở vị trí trong cùng, gây khó khăn trong quá trình chăm sóc răng miệng hằng ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ tích tụ vi khuẩn, dễ gây sâu răng và mắc các bệnh lý răng miệng khác. Tồi tệ hơn có thể ảnh hưởng đến các răng liền kề.

Do đó, hầu hết khi răng khôn mọc, chúng ta cần loại bỏ chúng để tránh các ảnh hưởng xấu.

2.2 Khi nào nên nhổ răng khôn?

18 - 25 tuổi là thời điểm thích hợp nhất, khi chân răng vừa hình thành và chưa bám sâu vào xương hàm. Ở những độ tuổi lớn hơn, nhổ răng khôn sẽ khó khăn hơn, có thể phải tiểu phẫu, vì lúc này chân răng và xương hàm đã cứng chắc.

Ngoài những trường hợp mọc răng khôn cần phải nhổ như: Răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm,... bệnh nhân cũng cần cân nhắc loại bỏ răng khôn nếu gặp các tình trạng sau:

       -   Răng khôn bị viêm, nhiễm trùng, gây đau nhức lặp đi lặp lại, ảnh hưởng các răng liền kề. 

       -   Trường hợp không gây đau nhức, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khoảng trống, dễ bị nhét thức ăn. Bạn cũng nên loại bỏ răng khôn, vì tình trạng thức ăn tồn đọng lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến răng bên cạnh.

       -   Hình dạng răng khôn không bình thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn dễ dẫn đến tình trạng viêm nha chu

       -   Răng khôn bị sâu và lan rộng.

Xem thêm: Khi nào răng khôn cần phải nhổ

3. Nhổ răng khôn có đau không?

nho-rang-khon-co-dau-khong

Nhổ răng khôn có đau không luôn là câu hỏi nhiều khách hàng đặt ra, đặc biệt là những khách hàng lần đầu mọc răng khôn. Răng khôn nằm vị trí trong cùng trên cung hàm và liên kết với rất nhiều dây thần kinh. Nên tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ rất khó và phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm.

Tuy nhiên, với công nghệ phát triển hiện đại trong ngành nha khoa hiện nay, nhổ răng khôn không còn là nỗi ám ảnh như trước kia. Đặc biệt, hiện nay tại Nha khoa Quốc tế BIK đã áp dụng công nghệ nhổ răng khôn không đau bằng máy Piezotome. Đây là công nghệ nhổ răng khôn không sang chấn, giúp cho bạn có cảm giác dễ chịu nhất cả trong và sau khi nhổ răng khôn.

4. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? 

Nhờ sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại, quy trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng và chính xác nên hiện nay nhổ răng khôn không còn nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, vị trí mọc răng khôn khá đặc biệt và liên quan đến nhiều dây thần kinh nên bạn cần lưu ý một vài biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng khôn.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Qua quá trình thăm khám, chụp chiếu và đánh giá tình trạng răng khôn cũng như xương hàm, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể với tình trạng răng của bạn. Quá trình thăm khám và tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ đảm bảo an toàn nếu bạn lựa chọn nha sĩ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm.

Xem thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

5. Chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu hiện nay?

chi-phi-nho-rang-khon-bao-nhieu

Tùy vào độ phức tạp của mỗi trường hợp mà giá nhổ răng khôn sẽ khác nhau, tại Nha khoa quốc tế BIK chi phí nhổ răng khôn dao động từ 500.000 - 2.000.000đ. Quá trình nhổ răng khôn đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm của các chuyên gia nha khoa, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Ngoài ra, Nha khoa quốc tế BIK cũng cam kết sử dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất để đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi và ít đau đớn nhất có thể

6. Quy trình nhổ răng khôn chuẩn y khoa

quy-trinh-nho-rang-khon

Tại Nha Khoa Quốc Tế BIK, quy trình nhổ răng khôn được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Khám và kiểm tra tổng quát

Trước khi thực hiện tiểu phẫu nhổ bỏ răng khôn, bác sĩ sẽ chụp phim x-quang miệng để xác định mức độ phức tạp của răng khôn.

Đồng thời, kiểm tra các chỉ số khác như huyết áp, tốc độ đông máu,… nếu đạt tiêu chuẩn mới tiến hành nhổ răng khôn. Ngược lại, nếu chưa đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, đưa chỉ số về mức an toàn.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và tiêm thuốc tê cục bộ

Tiến hành sát trùng răng miệng để tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng. Sau đó, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ giúp khách hàng giảm ê buốt, đau nhức trong quá trình nhổ răng.

Bước 3: Tiến hành tách vạt nướu, nhổ bỏ răng khôn

Bác sĩ sẽ tách nướu để lộ răng khôn, sau đó chia răng khôn thành nhiều phần nhỏ và nhổ bỏ.

Bước 4: May đóng vạt nướu, kết thúc quá trình tiểu phẫu

Bác sĩ sẽ đóng vết mổ bằng chỉ nha khoa. Sau đó hẹn lịch tái khám để tháo chỉ khâu và kiểm tra tiến độ lành thương.
Sau khi nhổ răng, bạn nên cắn nhẹ vào miếng bông gòn để giúp cầm máu nhanh chóng.

7. Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn

7.1 Trước khi nhổ răng khôn:

        -   Khám tổng quát, thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X-quang răng miệng.

        -   Thương lượng với bác sĩ về các bệnh toàn thân hiện tại, tiền sử bệnh và các loại thuốc bạn đang dùng.

        -   Tiến hành lấy cao răng để tránh trùng lặp và nhiễm trùng.

        -   Nên nghỉ ngơi sớm cũng như tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trước ngày mọc răng khôn.

7.2 Sau khi nhổ răng khôn

       -    Thực hiện theo hướng dẫn của Bác sĩ.

       -    Uống thuốc theo đơn để giúp vết thương nhanh lành hơn. Lưu ý, không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

       -    Sưng, đau, sốt nhẹ và chảy máu là những triệu chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng. Để giảm bớt những dấu hiệu này, bạn có thể chườm lạnh vùng má gần chỗ nhổ vào ngày đầu tiên và chườm nóng vào những ngày tiếp theo để làm tan máu tụ.

       -    Nếu sưng, đau, sốt kéo dài kèm theo chảy máu không ngừng, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị, tránh nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác.

       -    Thăm khám định kỳ để theo dõi và kiểm tra vết thương.

8. Bảng giá nhổ răng khôn tại Nha khoa quốc tế BIK

BẢNG GIÁ NHỔ RĂNG KHÔN
Nhổ răng khôn / Răng mọc lệch 1 Răng 1.000.000 - 1.500.000 đ
 Tiểu phẫu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm  1 răng 2.000.000 - 5.000.000đ 
Nhổ răng bằng máy Piezotome không san chấn (phí cộng thêm) 1 Răng + 2.000.000đ

Vậy chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu tiền phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng răng miệng và công nghệ áp dụng khi nhổ răng khôn. Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và giá nhổ răng khôn minh bạch, hợp lý bạn nên đến nha khoa để bác sĩ tư vấn mức giá phù hợp.