VN

Bị Ê Buốt Răng Cửa Hàm Dưới Phải Làm Sao?

 NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Nguyên nhân bị ê buốt răng hàm 
2. Khắc phục ê răng hàm dưới tại nha khoa
3. Cách trị ê răng hàm dưới ngay tại nhà
4. Biện pháp phòng ngừa ê buốt chân răng, răng cửa hàm dưới


Ê buốt răng hàm dưới là tình trạng răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh và các tác động khác từ môi trường bên ngoài. Tình trạng ê buốt có thể thuyên giảm nếu áp dụng một số mẹo đơn giản ngay tại nhà. Nhưng để điều trị dứt điểm và an toàn, bệnh nhân vẫn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân cụ thể của tình trạng trên, từ đó thực hiện giải pháp tương ứng thích hợp.

1. Nguyên nhân bị ê buốt răng hàm 

Bị ê buốt răng hàm hay ê răng hàm dưới xảy ra có thể là do các nguyên nhân sau:

  1.1. Mòn men răng

Men răng bị mài mòn do nhiều những tác nhân khác nhau. Không vệ sinh răng miệng sau khi ăn đồ ngọt sẽ tạo môi trường axit làm mòn men răng. Do chanh và baking soda có tính axit cao nên nếu dùng những nguyên liệu này để làm trắng răng không đúng liều lượng cũng sẽ khiến men răng bị tổn thương. 

  1.2. Vệ sinh răng miệng sai cách

Việc đánh răng bằng bàn chải lông cứng, với lực mạnh không chỉ làm răng trở nên nhạy cảm hơn mà còn khiến nướu bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cần chú ý đến độ mài mòn của kem đánh răng nhằm đảm bảo men răng được bảo vệ. 

  1.3. Sâu răng dẫn đến ê răng hàm dưới


Sâu răng được coi là một trong những nguyên nhân chính của hầu hết các vấn đề liên quan đến răng miệng cũng như các biến chứng khác. Những lỗ sâu trên răng khiến các dây thần kinh bị lộ ra làm răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường trong quá trình ăn uống và vệ sinh.

  1.4. Ê răng hàm dưới do viêm nướu

Khi bị viêm nướu, phần nướu và các mô mềm quanh răng sẽ bị sưng đỏ gây chảy máu chân răng, làm tổn thương các dây chằng khiến bề mặt gốc của răng tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ nóng lạnh, gây ra tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới.

  1.5. Chấn thương

Những chấn thương làm cho răng bị mẻ, nứt và có thể gây tổn thương đến tủy răng. Sự va đập có thể khiến buồng tủy lộ hoàn toàn ra ngoài, không chỉ gây ê buốt mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm tủy.

  1.6. Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật

Nếu thao tác cạo vôi răng hoặc tẩy trắng răng được thực hiện không đúng kỹ thuật thì không chỉ gây ê buốt mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn rất nhiều. 

2. Khắc phục ê răng hàm dưới tại nha khoa

Tình trạng ê buốt răng hàm dưới có thể được khắc phục với những biện pháp sau đây tại nha khoa:

  2.1. Trám răng

Trám răng là kỹ thuật lấp đầy những vị trí bị sứt, mẻ hay lỗ sâu ở mức độ nhẹ bằng những vật liệu chuyên dụng. Nhờ miếng trám mà răng có thể khôi phục lại hình dáng cũ cũng như được bảo vệ khỏi những tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Phương pháp này hoàn toàn không gây đau đớn và có tuổi thọ kéo dài khá lâu nếu chăm sóc đúng cách.

  2.2. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp khá phổ biến hiện nay để phục hình và cải thiện thẩm mỹ cho răng. Mão răng sứ bao trùm phía ngoài răng đóng vai trò như 1 lớp bảo vệ cho toàn bộ thân răng và cả phần tủy phía trong. Do hạn chế được kích thích từ môi trường nên đây là cách khắc phục ê răng hàm dưới rất hiệu quả. 

3. Cách trị ê răng hàm dưới ngay tại nhà


Trong trường hợp chưa thể đến nha khoa ngay lập tức thì có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giảm ê buốt chân răng hàm dưới ngay tại nhà:

  3.1. Dùng gừng


Gừng có tính ấm nên giúp giảm cảm giác đau nhức hay ê buốt răng rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

   -  Gọt vỏ, rửa sạch gừng tươi rồi cắt lát mỏng
   -  Tiến hành pha trà gừng
   -  Uống từng ngụm nhỏ trà vừa pha hoặc pha loãng hơn để súc miệng 
   -  Thực hiện đều đặn trong nhiều ngày để đạt được hiệu quả tối đa

  3.2. Dùng tỏi


Tỏi là nguyên liệu khá cơ bản mà trong căn bếp của mỗi gia đình đều có. Với các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, tỏi sẽ xoa dịu cảm giác ê buốt răng ở hàm dưới, loại bỏ vi khuẩn có hại giúp khoang miệng sạch sẽ hơn.

Cách thực hiện:

   -  Dùng cối giã nát tỏi tươi đã rửa sạch
   -  Dùng tỏi đã giã và một ít muối đắp lên vị trí ê buốt răng hàm dưới. Trường hợp cơ địa nhạy cảm thì nên dùng nước cốt tỏi pha với nước để súc miệng.
   -  Giữ vài phút rồi dùng nước sạch vệ sinh khoang miệng

  3.3. Dùng túi trà bạc hà

Có thể tận dụng những túi trà bạc hà sau khi đã sử dụng để chườm vào vị trí răng ê buốt. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn vượt trội. Lưu ý, nên để túi trà nguột bớt nhưng vẫn còn giữ độ ấm khi đắp lên răng.

  3.4. Dùng nha đam

Do có chất kháng khuẩn mạnh mẽ nên nha đam luôn được biết đến với công dụng giảm bớt cảm giác khó chịu do ê buốt răng gây ra rất tốt. 

Cách thực hiện:

   -  Dùng gel nha đam tươi đắp lên vùng răng đang bị ê buốt
   -  Súc miệng bằng nước sạch sau vài phút khi dung dịch đã ngấm vào răng
   -  Không nên nuốt nha đam sau khi ngậm
   -  Lặp lại nhiều lần đến khi cảm giác khó chịu thuyên giảm

4. Biện pháp phòng ngừa ê buốt chân răng, răng cửa hàm dưới


Có thể áp dụng một số cách sau đây để phòng tránh sự nhạy cảm ê buốt của răng:

  4.1. Vệ sinh răng miệng hợp lý

Nên chải răng 2 lần sáng tối mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương nướu răng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ở những kẽ răng, loại bỏ mùi hôi khó chịu do cặn thức ăn còn bám lại

  4.2. Chú ý chế độ ăn uống

Chú ý hạn chế sử dụng đồ uống chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cam, chanh,... hoặc thức ăn quá nóng, quá lạnh để tránh làm men răng bị mài mòn dẫn đến tình trạng ê buốt hàm dưới. 

Nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những món ăn chứa nhiều chất xơ như chuối và táo để cơ thể có đủ các loại khoáng chất thiết yếu nhằm chống lại quá trình gây ê buốt răng.

  4.3. Bổ sung Canxi


Bổ sung canxi tự nhiên từ các thực phẩm như bơ, sữa hoặc các loại rau xanh như bông cải, quả hạnh nhân và các loại đậu khô để giúp răng chắc khỏe hơn.

  4.4. Khám răng định kỳ

Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện thăm khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng răng miệng. Qua đó kịp thời phát hiện và điều trị những nguyên nhân gây ê buốt răng hàm dưới nếu có.

Vậy tình trạng ê răng hàm dưới xảy ra do khá nhiều nguyên nhân, có thể áp dụng một số mẹo để khắc phục ngay tại nhà hoặc đến nha khoa để được tư vấn và điều trị với những giải pháp chuyên nghiệp.